Đương đầu với áp lực

Những nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy rằng, so với những người khác nói chung, sinh viên đại học có nhiều khả năng mắc hội chứng thần kinh hơn. Một cuộc nghiên cứu toàn quốc do Headspace và Liên hiệp Sinh viên Quốc gia Úc tiến hành đã khảo sát 2.600 sinh viên học chương trình TAFE và sinh viên đại học và nhận thấy rằng 35% đã có ý nghĩ tự làm hại bản thân hay tự tử, trong khi 65% được báo cáo cảm thấy bị stress ở mức cao đến rất cao, dễ hoảng sợ và có vấn đề khó khăn liên quan đến giấc ngủ (Tin đài ABC).

So với sinh viên trong nước, du học sinh được xác định là có nguy cơ cao hơn do chịu nhiều thách thức hơn, và những áp lực mắc phải khi sống ở nước ngoài, xa nhà (Forbes-Mewett& Sawyer).

May mắn thay là chính cuộc nghiên cứu nói trên gợi ý cho thấy ngày càng có nhiều báo cáo nêu rõ – so với thái độ của họ trong thời gian trước – rằng ngày nay mọi người tỏ ra cởi mở hơn khi nói về những kinh nghiệm bệnh tâm lý của mình.

Những cuộc nói chuyện nhiều hơn cho thấy kỳ thị liên quan đến bệnh tâm lý tại Úc. Với các thông tin nói trên, bây giờ chúng ta hãy bàn về sức khỏe tâm lý!

Những áp lực các du học sinh thường mắc phải

Trong nghiên cứu do cơ quan Forbes-Mewett& Sawyer tại Úc tiến hành, các du học sinh được phỏng vấn về những áp lực họ thường mắc phải trong thời gian chuyển tiếp cùng lúc với khi điều chỉnh cuộc sống ở ký túc xá để học tập, và phần nhiều các áp lực này đều đúng với tất cả những nơi chúng tôi đến nghiên cứu:

Sốc văn hóa & áp lực cuộc sống ngoài khuôn viên trường

Khi đến nơi, du học sinh phải đối mặt với ‘sốc văn hóa’ và một chuỗi các trách nhiệm mới – gồm cố gắng vượt qua rảo cản ngôn ngữ, tìm chỗ ở, tìm bạn ở ghép, trả tiền thuê nhà, học cách quản lý nhà cửa – đó là chưa kể đến việc học!

Các sinh viên cũng cho biết những nỗi lo âu ban đầu về rào cản tiếng Anh khi kết bạn, phát biểu ý kiến khi có phân công trong nhóm và/hoặc khi sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế chuyên môn (do sợ truyền đạt sai).

Áp lực tài chính và áp lực trong học tập

Ngoài những áp lực tài chính về việc lập ngân sách và xử lý tiền bạc trong nhà, du học sinh còn phải điều chỉnh cho thích ứng với môi trường học tập, phong cách học tập và cơ cấu khóa học. Một số sinh viên – nhất là những bạn nhận hỗ trợ tài chính từ gia đình – cho biết họ cảm thấy bị nhiều áp lực phải thành công hoặc thành đạt học tập trong khi học ở nước ngoài.

Những sinh viên cho biết khi cảm thấy thành quả học tập của mình ‘thấp hơn mong đợi’ thì họ bị âu lo và trầm cảm cao hơn (theo Forbes-Mewett& Sawyer), và dẫn đến hiệu năng học tập kém hơn.

Tập thể dục đều đặn, ẩm thực lành mạnh và tự chăm sóc bản thân

Tập thể dục cải thiện cả sức khỏe thể chất và tâm thần – vì thế hãy đi bộ. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Nghỉ ngơi tốt.